THỐT NỐT
Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á
Đặc điểm hình thái:
- Có thể chịu hạn, ngập
nước những không thể chịu rét.
- Thân to thẳng đứng, bẹ có gai ngắn hai bên, mọc ra từ thân, lá xòe tròn như lá cọ.
Đặc điểm- Thân to thẳng đứng, bẹ có gai ngắn hai bên, mọc ra từ thân, lá xòe tròn như lá cọ.
- Cho những chùm quả lớn
hình hơi tròn màu nâu hoặc màu hạt dẻ.
- Quả thốt nốt khi bổ ra
là những múi nhỏ, trắng phau, nhiều nhựa, có mùi thơm rất lạ.
Cây thốt nốt
- Thốt nốt đực không cho quả, còn thốt nốt cái cho khoảng 50-60 quả.
- Quả thốt nốt tròn, bên ngoài có màu đen, vỏ cứng. Bên
trong quả thốt nốt chia thành 3 múi. Thịt thốt nốt phần màu trắng trong, khi còn non ăn mềm ngọt,
khi già thì phần thịt này cứng dần. Có thể dùng phần thịt để nấu chè hoặc dầm nước đường và đá ăn rất mát.
- Muốn lấy nước thốt nốt phải dùng những ống tre nhỏ, dài, rỗng ruột thông vào cuống hoa để hút. Công việc này được thực hiện lúc hoàng hôn vừa buông xuống. Với những vòi tre vừa được hun khói diệt khuẩn cột sát thân cây, những người thợ sẽ leo lên ngọn cây, đặt hết các ống tre để rạng sáng hôm sau thu gom về.- Nước thốt nốt có vị ngọt, thơm nhưng cơm thốt nốt lại có vị nhạt. Khi dùng chung với nhau, 2 mùi vị hòa quyện sẽ cho vị ngon rất riêng, đậm đà mà không quá gắt.- Hôm nào không vội, thích nhâm nhi, cho nước thốt nốt vào ly đá, bỏ vài viên cơm thốt nốt vào khuấy kỹ cho ngấm vào nhau rồi mới uống. Cái ngòn ngọt, thanh thanh của nước, mềm mềm dai dai của cơm thốt nốt như tan dần trong miệng. Một thứ nước rất ngon mà đa phần những người ngoài địa phương trải nghiệm một lần đều khó quên.
Giá trị
dinh dưỡng: Thốt nốt có nhiều
vitamin và khoáng chất cơ lợi như vitamin B1, C, sắt và potassium.
Đường thốt nốtCông dụng: Lợi tiểu, giải nhiệt, tiêu
viêm.
- Đường thốt nốt là loại đường nấu từ dịch chảy từ nhụy hoa thốt
nốt. Phần nước lấy từ trong quả thốt nốt chính là nước đường lỏng. Sau
quá trình chế biến sẽ tạo thành những khối đường cứng, màu vàng đẹp mắt. Trung
bình cứ 4 lít nước thốt nốt sẽ làm
được 1kg đường thốt nốt.
- Đường thốt nốt có vị ngọt thanh và hoàn toàn tự nhiên. Bên cạnh đó, đường thốt nốt cũng có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.
- Đường thốt nốt có thể thay thế đường trắng trong nấu ăn bởi chúng có vị ngọt thanh, không gắt. Khi chế biến các loại nước chấm cần đến đường thì đường thốt nốt vẫn là lựa chọn tốt bởi chúng cho nước chấm có hương vị chuẩn không cho cảm giác ngọt gắt đồng thời màu sắc cũng đẹp hơn.
- Đường thốt nốt có vị ngọt thanh và hoàn toàn tự nhiên. Bên cạnh đó, đường thốt nốt cũng có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.
- Đường thốt nốt có thể thay thế đường trắng trong nấu ăn bởi chúng có vị ngọt thanh, không gắt. Khi chế biến các loại nước chấm cần đến đường thì đường thốt nốt vẫn là lựa chọn tốt bởi chúng cho nước chấm có hương vị chuẩn không cho cảm giác ngọt gắt đồng thời màu sắc cũng đẹp hơn.
-
Ngoài ra đường thốt nốt có thể thay thế các chất tạo ngọt khác trong pha
nước uống hay chế biến, thậm chí bạn cũng có thể nhâm nhi một vài
miếng đường thốt nốt. Bởi chúng giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, tốt cho hệ
tiêu hóa, ngừa bệnh thiếu máu, ngoài vị ngọt thanh nhẹ, đường thốt nốt còn mang
đến cho người thưởng thức vị béo, khi ăn rất dễ gây “nghiền”.
Trước tiên, người thợ
sẽ thu hoạch dịch từ nhụy hoa thốt
nốt theo phương tháp thủ công. Họ sẽ leo lên cây thốt nốt, cắt nhị
hoa đực để thu hoạch dịch từ nhụy hoa. Sau đó, họ sẽ tiến hành nấu đường.
Nước thốt nốt có vị ngon như nước dừa, ngọt và mát, và có mùi thơm đặc trưng. Bạn mua nước thốt nốt được nấu sẵn ở chợ, cho thêm thịt thốt nốt thái sợi, một ít đường và đá. Như vậy là đã có ngay món nước thốt nốt ngọt mát, thanh nhiệt ngày hè.Bước 1: Cho dịch nhụy hoa vào chảo lớn, đun lên để cô đặc phần nước này.
Bước 2: Trong quá trình nấu, đảo đều dung dịch
đến khi trở nên sền sệt thì đổ sang chảo khác. Tiếp tục đun hỗn hợp với lửa vừa đến khi
chuyển màu vàng ươm.
Bước 3: Chuẩn bị các khuôn hình ống tròn, hoặc khuôn hình tròn dầy
khoảng 2 - 3cm. Sau đó, đổ đường vào các khuôn.
Bước 4: Cuối cùng, dùng lá thốt nốt gói khuôn này lại. Chờ khi
đường đông đặc và khô lại là hoàn thành.
Ở các tỉnh miền Tây, người dân dùng đường thốt nốt để nấu chè, nấu ăn, làm bánh. Đường thốt nốt hoàn toàn không chứa hóa chất nên không chỉ giúp món ăn mang màu vàng đẹp mắt, có mùi thơm lại tốt cho sức khỏe.
Ở các tỉnh miền Tây, người dân dùng đường thốt nốt để nấu chè, nấu ăn, làm bánh. Đường thốt nốt hoàn toàn không chứa hóa chất nên không chỉ giúp món ăn mang màu vàng đẹp mắt, có mùi thơm lại tốt cho sức khỏe.
Cách chọn mua đường thốt
nốt
Đường có màu đục. Không thấy
tinh thể đường ánh lên.
Đường được làm thủ công nên có mùi thơm se lẫn mùi khét nhẹ.
Đường mịn, dùng muỗng cạo dễ dàng.
Độ tan của đường thốt nốt cao, không lợn cợn lâu tan như đường thông thường.
Đường được làm thủ công nên có mùi thơm se lẫn mùi khét nhẹ.
Đường mịn, dùng muỗng cạo dễ dàng.
Độ tan của đường thốt nốt cao, không lợn cợn lâu tan như đường thông thường.
Vị ngọt thanh diu, dễ chịu,
đôi khi nếm sẽ có vị chua nhẹ đầu
lưỡi sẽ lẫn vị ngọt.
Chè thốt nốt cũng rất được ưa chuộng bởi các tín đồ yêu ngọt. Các thành phần trong chè đa dạng tùy người nấu nhưng không thể nào thiếu đường và cùi thốt nốt. Thưởng thức món chè thốt nốt ngon hơn khi dùng lạnh, để cảm nhận được vị béo ngậy của nước cốt dừa, cùi thốt nốt mềm, dẻo ăn rất thú vị.
Bánh
bò làm với đường thốt nốt sẽ có mùi thơm nhẹ từ thốt nốt, vị ngọt thanh và màu
vang ươm vô cùng bắt mắt. Đây là đặc sản của vùng Châu Đốc (An Giang) - nơi vốn
trồng rất nhiều thốt nốt.
Tags:
Ẩm thực