GỎI KHÔ SẦU ĐÂU
Gỏi sầu đâu khô sặc là một món ăn dân dã quen
thuộc của người dân nhiều tỉnh miền tây được chế biến bằng 2 nguyên liệu chính
là lá sầu đâu và khô cá sặc. Vị đắng thanh của lá sầu đâu, vị chua chua ngọt
ngọt của nước mắm me kết hợp cùng mùi thơm lừng của khô cá sặc tạo nên một món
ăn tuy đơn giản nhưng không thực khách nào cưỡng lại được. Người mới ăn món sầu
đâu khô sặc lần đầu có thể thấy hơi đắng, nhưng khi nhai kỹ thì sẽ cảm nhận
được vị ngọt thanh trong cuống họng. Một món ăn không hề cầu kỳ được làm từ
những thành phần vô cùng quen thuộc sẽ khiến bạn càng ăn lại càng nghiện, mà
càng nghiện lại càng yêu hương vị dân dã này của người miền tây nam bộ chất
phát, thật thà.
Sầu đâu
là gì? Công dụng với sức khỏe?
Sầu Đâu là cây thân gỗ, cao từ 10 đến 15 mét, lá cây màu xanh, mọc so le,
có mùi thơm, hoa màu trắng xanh, lá có vị đắng nhưng chứa
nhiều vị thuốc tốt. Cây
sầu đâu hiện nay được trồng rất nhiều ở các tỉnh miền Tây như Kiên Giang, An
Giang.
Cây Sầu
Đâu
Cách chế biến
Nguyên
liệu
- Khô cá sặc Châu Đốc
- Thịt ba rọi
- Thơm, dưa leo, xoài sống
- Me, ớt, tỏi, rau răm
- Thịt ba rọi
- Thơm, dưa leo, xoài sống
- Me, ớt, tỏi, rau răm
Sơ chế nguyên liệu
- Ngâm khô cá sặc với nước muối loãng khoảng vài
phút rồi vớt ra, để ráo nước. Tiếp theo, cho khô cá sặc vào chảo dầu và chiên
vàng, sau đó bỏ phần xương cá và xé nhỏ.
-
Sầu đâu
lặt lá rồi chần sơ phần lá qua nước nóng có pha ít muối. Sau đó, ngâm lá sầu
đâu với nước đá để giảm vị đắng của lá và giữ cho lá được tươi.- Dưa leo gọt vỏ, có thể bỏ phần hạt, rửa sạch
rồi thái mỏng.- Thơm rửa sạch, thái lát mỏng.- Ớt rửa sạch, bỏ hạt và băm nhỏ.
- Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
- Ngò gai, rau răm rửa sạch, thái nhỏ.
-
Pha
nước mắm me: Cho me vào 1 chén nước ấm và dầm cho me tan đều. Cho hỗn hợp tỏi
ớt xay/bầm nhuyễn, đường và nước mắm vào sao cho vừa ăn. Lấy một phần hỗn hợp
này ra để làm nước trộn gỏi, phần còn lại đem đi đun sôi cho đến khi kẹo lại
một chút. Khuấy đều tay trong khi đun nước chấm để đường tan hết và dậy mùi
thơm.
Bước 3: Trộn gỏi và thưởng thức
- Dùng một thau lớn để trộn đều lá sầu đâu, khô cá sặc, dưa leo,
thơm, xoài, thịt cùng với phần nước mắm me để riêng
- Múc gỏi ra dĩa, bày rau răm và ngò lên trên cho đẹp mắt
- Ăn cùng với bánh tráng nướng, cơm nóng hoặc làm món nhậu đều ngon.
- Múc gỏi ra dĩa, bày rau răm và ngò lên trên cho đẹp mắt
- Ăn cùng với bánh tráng nướng, cơm nóng hoặc làm món nhậu đều ngon.
Vài
thông tin về món gỏi sầu đâu
- Món gỏi sầu đâu được cho là xuất xứ từ
Campuchia và du nhập vào Việt Nam thông qua những gia đình người Khơ-me sinh
sống tại Việt Nam.
- Người ta hay ăn món gỏi sầu đâu vào khoảng tháng 11 cho đến tháng 3 âm lịch vì thời gian này cây sầu đâu ra hoa và lá mới.
- Khi làm gỏi sầu đâu, bạn có thể sử dụng khô cá lóc, khô cá dứa hoặc khô mực thay cho khô cá sặc. Và thay vì chiên vàng, bạn cũng có thể nướng chín.
- Lá sầu đâu có thể được dùng để ăn kèm nhiều món như cá kho, mắm thái, mắm chưng, thịt kho…
- Người ta hay ăn món gỏi sầu đâu vào khoảng tháng 11 cho đến tháng 3 âm lịch vì thời gian này cây sầu đâu ra hoa và lá mới.
- Khi làm gỏi sầu đâu, bạn có thể sử dụng khô cá lóc, khô cá dứa hoặc khô mực thay cho khô cá sặc. Và thay vì chiên vàng, bạn cũng có thể nướng chín.
- Lá sầu đâu có thể được dùng để ăn kèm nhiều món như cá kho, mắm thái, mắm chưng, thịt kho…
Lưu ý: Những người thích ăn đắng nhiều hơn có thể bỏ qua bước
chần lá nước muối mà chỉ cần ướp nước đá cho lá tươi giòn. Không nên cho quá
nhiều nước mắm khi trộn gỏi vì như vậy sẽ làm rau dễ bị mềm nhanh không còn độ
tươi ngon.
Tags:
Ẩm thực