GÀ HẤP LÁ TRÚC
Miền đất An Giang không chỉ gợi du khách nhớ đến các đặc sản lạ tai như gỏi sầu đâu, tung lò mò… mà còn làm xao xuyến bao thực khách bởi món ăn đậm chất thôn quê như “gà hấp lá trúc”.Gà hấp lá trúc có cách làm và hương vị gần giống với món gà hấp lá chanh thông thường nhưng hương vị đậm đà hơn bởi hương vị khác biệt của lá trúc.
Gà hấp lá trúc là món đặc sản của vùng Bảy Núi ngon nức tiếng. Nói đến Bảy Núi, người ta ấn tượng ngay với ẩm thực kết hợp rau rừng hương vị khó quên. Món gà hấp lá chúc chính là một món ăn có khả năng giữ chân thực khách.
Món gà trở nên độc đáo nhờ mùi thơm của lá chúc
Đặc biệt, từ bao đời nay, cây trúc ở An Giang không chỉ góp phần làm nên hương vị độc đáo cho các món ăn, mà còn tạo nên một thương hiệu ẩm thực, nét đặc trưng vốn có để thu hút và phát triển du lịch.
Cách làm gà hấp lá trúc
Để thực hiện cách làm gà hấp lá trúc ngon, trước
hết các bạn cần chuẩn bị những nguyên
liệu làm gà hấp lá trúc dưới đây:
Nguyên liệu làm gà hấp lá trúc:
Nguyên liệu làm gà hấp lá trúc:
Gà ta: 1 con
Lá trúc: 1 nắm
Trái trúc: 2 trái
Gừng: 1 đốt
Tỏi: 1 củ
Ớt tươi: 2-3 quả
Hạt tiêu
Sơ chế nguyên liệuLá trúc: 1 nắm
Trái trúc: 2 trái
Gừng: 1 đốt
Tỏi: 1 củ
Ớt tươi: 2-3 quả
Hạt tiêu
Chọn con gà ta
nặng từ 800g-1.2kg. Thịt gà làm sạch, để nguyên con. Khử mùi hôi bằng cách xát
muối, gừng hoặc rượu gừng nếu có.
Để gà ráo nước rồi ướp gà 20 phút với chút tỏi băm, hạt tiêu, bột canh, hạt nêm và 1 chút rượu trắng .
Tùy vào khẩu vị người nội, có thể ướp thêm hành lá. Nếu cầu kỳ hơn có thể chuẩn bị thêm nấm mèo, nấm hương, miến rong (hay còn gọi là bún tàu) ngâm nước nóng cho nở nềm, thái rối rồi trộn với hạt nêm, hạt tiêu sau đó nhét vào bụng gà.
Hấp gà với lá trúc
Lá trúc chọn loại lá bánh tẻ hoặc lá non. Nếu dùng lá trúc già thì cắt bỏ cuống và gân lá vì những phần này có vị đắng.
Rải 1 lớp lá trúc xuống đáy nồi, xếp gà lên trên, thêm chút nước rồi đậy kín vung hấp khoảng 30-40 phút là gà chín.
Khi gà gần chín, rắc thêm 1 ít lá trúc thái sợi chỉ thật nhỏ lên trên.
Làm nước chấm:
1-2 trái trúc vắt lấy nước cốt
Bột canh
Hạt tiêu
Để gà nguội bớt rồi chặt hoặc cắt thành
các miếng vừa ăn hoặc xé nhỏ. Chấm với nước chấm muối ớt tiêu cay, nhai chầm chậm
để cảm nhận vị ngọt của thịt gà hòa quyện với hương thơm the cay của lá trúc ngấm
vào từng thớ thịt cùng vị chua của trái trúc kết hợp với vị cay của ớt tiêu quả
thực rất khó quên.Để gà ráo nước rồi ướp gà 20 phút với chút tỏi băm, hạt tiêu, bột canh, hạt nêm và 1 chút rượu trắng .
Tùy vào khẩu vị người nội, có thể ướp thêm hành lá. Nếu cầu kỳ hơn có thể chuẩn bị thêm nấm mèo, nấm hương, miến rong (hay còn gọi là bún tàu) ngâm nước nóng cho nở nềm, thái rối rồi trộn với hạt nêm, hạt tiêu sau đó nhét vào bụng gà.
Hấp gà với lá trúc
Lá trúc chọn loại lá bánh tẻ hoặc lá non. Nếu dùng lá trúc già thì cắt bỏ cuống và gân lá vì những phần này có vị đắng.
Rải 1 lớp lá trúc xuống đáy nồi, xếp gà lên trên, thêm chút nước rồi đậy kín vung hấp khoảng 30-40 phút là gà chín.
Khi gà gần chín, rắc thêm 1 ít lá trúc thái sợi chỉ thật nhỏ lên trên.
Làm nước chấm:
1-2 trái trúc vắt lấy nước cốt
Bột canh
Hạt tiêu
Chỉ nhìn đĩa gà hấp thôi là đã thấy ngon. Chính cái chất ngòn ngọt của gà và vị the the, nồng đượm của lá chúc đã tạo một mùi thơm là lạ, đậm đà chất quê. Gắp một miếng thịt gà còn vướng vài sợi lá chúc chấm vào chén muối ớt pha nước trái chúc vừa chua chua vừa cay cay rồi nhai chầm chậm mới thưởng thức hết cái vị thơm ngon của món ăn này.
Tags:
Ẩm thực