Bánh Xèo rau rừng

 BÁNH  XÈO RAU RỪNG

Bánh xèo thì nơi đâu cũng có, nhưng món bánh xèo ở vùng thất sơn Bảy núi thì đặc biệt hơn cả chính là ở đĩa rau rừng ăn kèm. Bánh xèo chỉ bao gồm thịt ba rọi, giá và tép như hầu hết những vùng khác, tuy nhiên lại thu hút được nhiều người bởi cái phong vị thiên nhiên và lạ miệng của các loại rau rừng.

Những loài rau tươi ngon được cư dân bản địa đi hái trong rừng đã giúp cho món bánh xèo ở đây trở nên đặc biệt không nơi đâu sánh bằng, để làm nên một đĩa rau phong phú với hơn 20 loại rau rừng điển hình như: là lá của cây xoài, rau tía tô, cho đến các loại dưa giá rất phong phú, ăn kèm với hương vị lạ, ngon miệng, rất sạch vì không có thuốc trừ sâu và còn có tác dụng hỗ trợ trị bệnh nên các loại rau rừng này khá được ưa chuộng. Cùng xem bài viết dưới đây để khám phá ngay bánh xèo rau rừng có gì đặc sắc các bạn nhé.

Bánh xèo rau rừng
 
Cách làm bánh xèo rau rừng

Nguyên liệu

Bột Mikko Hương Xưa: 1 gói
Tôm sú: 300g
Thịt ba rọi: 300g
Dừa nạo: 300g
Hành lá, hành Tây, giá đỗ
Nấm rơm: 400g
Gia vị làm bánh: muối, tiêu, đường, bột ngọt
1/3 củ Tỏi khô
2 quả Ớt tươi
1 quả Chanh tươi
1/2 củ Cà rốt
5 muỗng cà phê Đường cát trắng hoặc đường nâu
1/2 bát Nước mắm ngon
1 bát Nước sôi để nguội
Đồ chua

Sơ chế

Tôm cắt râu, sửa sạch
Thịt ba rọi rửa sạch, cắt mỏng
Cắt bỏ gốc nấm, đem ngâm trong nước muối loãng tầm 5 phút. Rồi vớt nấm ra rửa sạch, chẻ đôi.
Hành Tây rửa sạch, cắt thành múi.
Hành lá rửa sạch cắt nhỏ.
Dừa nạo vắt lấy nước cốt chính để riêng

Pha bột

Cho 100g bột bánh xèo pha sẵn Hương Xưa vào 200ml nước, thêm hành lá cắt nhỏ. Cho thêm 2 quả trứng gà để vỏ bánh có màu đẹp. Để bánh ngon hơn, cho thêm 01 muỗng dầu ăn vào bột đã hòa tan. Cho thêm nước cốt dừa vào bột. Khuấy đều để bột tan hết sau đó để bột nghỉ 20 phút.

Cách làm

Bắt lên bếp chảo dầu nhỏ rồi phi hành thật thơm rồi đổ tôm thịt vào xào chín. Bạn có thể nêm nếm thêm một chút gia vị cho nhân bánh thêm đậm đà. Chuẩn bị một các chảo lớn bắc lên bếp. Quét sơ một chút dầu ăn và múc một vá bột vừa phải đổ vào chảo. Lúc đổ bột bạn nhớ nhanh nhanh lắc chảo đều tay để tráng bột cho mỏng nhé.

Khoảng nửa phút sau thì gắp thịt và tôm vào giữa lòng bánh. Thêm nấm và giá vào xung quanh nhân thịt. Gấp đôi vỏ bánh và chiên đến khi vỏ bánh giòn vàng đều cả hai mặt. Gắp bánh xèo ra đĩa và tiếp tục đổ chiếc bánh khác nhé.

Chiên bánh xèo

Cách pha nước chấm

Tỏi, ớt băm nhuyễn
Bạn lấy một cái tô để đựng nước chấm. Bắt đầu tiến hành pha nước chấm bao gồm nước sôi, đường, nước mắm, nước cốt chanh tươi với tỷ lệ là 2:2:1:1. Khuấy đều tay để các gia vị hòa quyện lại với nhau, tạo thành một hỗn hợp đều màu và cho thêm đồ chua.



Thành phẩm



Rau Quế Vị (Xá Xị)

Khi nhắc tới các loại rau rừng ăn bánh xèo thì không thể thiếu rau quế vị hoang dại này. Là loại rau có lá to, lông mịn, lau tỏa ra tinh dầu giống mùi xá xị cùng với vị nồng cay. Quế vị luôn để lại ấn tượng khó quên bằng mùi thơm đặc trưng của nó với người ăn qua món bánh xèo.
Tác dụng chữa bệnh: thanh nhiệt, giảm ho và giảm các cơn đau.

Rau quế vị

Lá Đọt Cóc


Rau lá đọt cóc thuộc cây thân mộc, quả cóc có vị chua dòn nên thường dùng quả làm rau ghém. Lá cóc non được làm rau nấu canh hoặc xắt nhỏ bóp gỏi. Trái cóc xanh được tẩm ướp gia vị làm món cóc dầm, trái cóc chín thịt mềm nhiều nước để ăn trực tiếp là những đặc sản rât đặc trưng.

Lá đọt cóc

Rau Sao Nhái

Rau sao nhái là loại cây thân thảo vỏ màu nhạt có nhiều phớt tím trơn láng hoặc có lông thưa. Vị lá “chua chua ngọt ngọt” còn mùi thơm nhẹ của quả xoài nên khi ăn rất kích thích vị giác tạo cảm giác hoàn toàn mới lạ. Lá rau nhái thường được dùng để ăn với bánh xèo đem đến hương vị khó quên.

Rau sao nhái 

Rau Đọt Mọt

Rau đọt mọt là chính là lấy lá đọt mọt non có vị chua dùng làm rau sống. Lá đọt mọt non mềm có vị chua chua ngòn ngọt xen lẫn vị chát chát nên thường được ăn với cá bống, cá cơm và các loại cá kho tiêu khác. Chính vì hương vị đặc trưng quá đỗi riêng biệt của rau đọt mọt đã làm cho món bánh xèo trở nên hấp dẫn hơn.

Rau đọt mọt

Lá Xoài

Xoài là loài cây ăn quả. Nhưng ít ai biết được lá xoài ăn kèm với các món ăn tạo nên sự mới mẻ và hương vị độc đáo. Đặc biệt là lá xoài ăn với bánh xèo Miền Tây tạo nên hương vị rất riêng của món ăn. Vị hơi chát chát của là xoài non kết hợp với bánh xèo làm giảm độ ngán.

Lá xoài 

Lá Bằng Lăng


Tại các tỉnh Tây Nam Bộ, loại lá bằng lăng lại được dùng như một món rau cực ngon. Lá có vị chát chát, ngọt ngọt thường được ăn kèm với bánh xèo, nên khi bạn có dịp về miền Tây thì đừng quên ghé ăn món bánh xèo cùng rau rừng bằng lăng nhé.

Lá bằng lăng

Lá Mận non

Thêm một loại rau rừng nữa rất quen thuộc mà bạn không ngờ đến đó chính là lá mận. Giống với xoài, mận là loại cây ăn quả cực phổ biến tại nước ta nhưng không chỉ để lấy quả, người dân còn lấy lá mận non để làm rau ăn kèm nữa đấy. Người ta thường lấy lá mận non để ăn những món ăn như bánh xèo, bánh tráng,…. Nó có vị chua chua, chát chát và ăn kèm với những loại rau khác tạo ra mùi vị rất thơm, kích thích vị giác khi ăn cùng món bánh xèo miền Tây.

Lá Mận

Lá Trâm Ổi

Từ lâu cây Trâm Ổi đã được người dân miền Nam coi như vị thuốc quý. Lá trâm ổi dùng đắp vết thương ngoài, vết loét ghẻ lở hoặc cầm máu. Rễ cây dùng để trị sốt lâu không dứt, các bệnh như quai bị, đau nhức xương cốt, chấn thương bầm dập.
Lá trâm ổi có vị đặc chưng là “đắng chát” giống như món chuối chát nên ăn rất là lạ miệng.

Lá Trâm ổi

Rau Đọt Choại

Rau đọt choại là loại rau thân thảo dây leo ưa ẩm thân có vẩy hơi thưa. Những đọt choại non mọc từ gốc cây có dạng uốn cong và cuốn chặt nhiều vòng thân bên dưới cuốn xoắn dai. Đọt choại non có thể chế biến được nhiều món ăn như luộc chấm mắm, chồi non dùng làm rau sống, hoặc xào bò, nhúng lẩu, nấu canh chua cũng rất ngon.
Rau Đọt Choại

Săng Máu

Săng máu là loài cây ưa ẩm, thân thẳng, tán lá rộng nhiều tầng dày và to. Lá săng máu non có vị chát hơi chua dùng làm rau sống và ăn kèm với các loại rau khác trong món bánh tráng cuốn thịt heo.

Rau săng máu

Lá Bứa

Lá bứa có vị chua nên thường được thái nhỏ để nấu canh chua. Quả bứa có mùi thơm vị chua có thể ăn sống được hoặc làm gia vị kho cá.

Lá bứa

Rau Bí Bái

Rau bí bái có thể ăn sống, lá có mùi thơm nhẹ của quả xoài. Bí bái có thể ăn sống, bóp gỏi và xào nấu chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Rau bí bái

Chòi Mòi

Chòi mòi vừa chua vừa chát có thể làm rau sống, luộc hoặc xào. Quả chòi mòi ăn cũng có vị chua lạ khá ngon nên thường được dùng để nấu canh.

Lá chòi mòi

Lá Cát Lồi

Cát lồi vốn là một loại cây mọc hoang ở vườn, thân đốt, có thể túm tụm thành bụi hoặc riêng lẻ, tốt mơn mởn vào mùa mưa. Cát lồi lớn hết cỡ có thể cao ngang đầu người, cành cong cong chứ không thẳng, hoa trắng trổ từng chùm rất đẹp. Tuy nhiên, muốn hái lá cát lồi cuốn bánh xèo thì phải hái thì cây còn non tơ, lá nõn, cao ngang tầm.

Nó có vị nhạt nhạt, thanh thanh, ngắt ngửi thấy có mùi của cỏ, của một loại lá lành, ăn vào thấy man mát, dễ chịu. Mà đâu chỉ là rau sạch, cát lồi còn là một loại cây thuốc. Tất cả các bộ phận của nó bao gồm thân, rễ, lá, hoa đều có thể dùng làm thuốc. Theo đông y, cát lồi có công dụng chống viêm, chữa sốt, thấp khớp, đau lưng... Ngoài ra, dân gian cũng thường dùng ngọn và cành non cát lồi còn tươi nướng, giã, vắt lấy nước nhỏ tai chữa viêm tai, làm mát gan, giảm đau nhức.

Lá cát lồi

Lá Cách

Cây cách là loại cây dại, mọc rất nhiều ở mương vườn, ven sông, vách núi… ở miền Tây. Lá cách hái về phải ăn sống mới tận hưởng hết hương vị đặc trưng. Lá ngon nhất của cây cách là những lá còn non có màu xanh nhạt, mùi ít nồng hơn lá già.
Người ta có thể ăn bánh xèo với nhiều loại rau khác nhau, thứ nào cũng tươi ngon, nhưng với nhiều người, ăn bánh xèo mà thiếu lá cách thì cảm thấy không ngon vì thiếu lá cách họ không cảm nhận được vị thơm lạ, đăng đắng dễ ghiền.

Lá cách – loại lá vườn hoang dại, không cần phân thuốc được mọi người biết đến ngoài công dụng như bài thuốc tốt cho gan, giúp giải nhiệt cơ thể thì người dân miền Tây đã kết hợp lá cách với những sản vật từ đồng ruộng sáng tạo ra nhiều món ăn chân quê làm cho bữa ăn của họ tuy giản đơn mà ngon miệng, ấm áp nghĩa tình.
 
Lá cách

Rau Ngành Ngạnh

Rau ngành ngạnh có thể ăn sống, mùi vị thơm ngon, chua, chát, kích thích hệ tiêu hóa chống lại những rối loạn tiêu hóa.

Ngành ngạnh còn có nhiều tên gọi khác như: lành ngạnh, thành ngạnh, hoàng ngưu trà, cây đỏ ngọn, vàng la, cúc lương... Ngành ngạnh cây nhỏ, có gai ở gốc, cành non có lông tơ, dần trở nên nhẵn, có màu tro, ngọn màu đỏ.

Rau ngành ngạnh kích thích hệ tiêu hóa chống lại những rối loạn tiêu hóa. Rau này còn là loại thuốc trong vườn nhà giúp chữa nhiều bệnh nội khoa rất tốt, đặc biệt cho hệ thần kinh.

Theo đông y, ngành ngạnh có vị ngọt vừa, hơi đắng, chua và chát. Khi ăn sống nhai nhỏ cảm thấy dễ chịu, có tác dụng thanh giải nhiệt, dùng lá non trộn với rau sống, nấu canh chua với cá hoặc thịt gà, ăn rất ngon cơm, giúp tiêu hóa tốt. Lá ngành ngạnh phơi khô cùng với lá vối dùng cho chị em nấu uống sau khi sinh đẻ, giúp ăn ngon cơm, mau đói. Rễ vỏ cây ngành ngạnh phơi khô sắc nước uống chữa ho, khàn cổ.

Rau ngành ngạnh
 
Rau Càng Cua

Rau càng cua không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn là một dược liệu quý có thể giúp bạn chữa viêm họng, thiếu máu, thanh nhiệt, giải độc cơ thể và cả bệnh tiểu đường.
Rau càng cua là một loài thảo mộc có rễ nông mọc quanh năm và thường có chiều cao 15−45 cm, có thân mọng nước, lá hình tim, hạt nhỏ dễ phát tán đi xa. Khi nghiền nát, rau có mùi như mù tạt. Rau càng cua thuộc họ hồ tiêu, họ cây có khoảng 12 chi với 3.000 chủng loại.

Rau càng cua 

Lá Lộc Vừng


Lá lộc vừng hay còn gọi là lá chiếc lúc còn non có màu tím, bóng, mọng nước, vào khoảng tháng hai âm lịch, khi lá lộc vừng non bung nở, người dân quê thường hái ăn sống những khi làm đồng. Lá lộc vừng non có vị hơi chát, thường được dùng làm rau sống, ăn riêng hoặc trộn với lá đinh lăng non trong món gỏi cá. Hoa lớn, màu hồng trắng, hoa tỏa mùi hương ngọt ngào thu hút dơi và bướm đêm để thụ phấn.


Lá lộc vừng

 

Lá Lốt

Cây lá lốt, là một loại cây thảo sống dai, thường mọc nơi ẩm ướt. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá, cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành cụm ở nách lá. Lá lốt thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt.

Lá Lốt  

Lá Xương Sông

xương sông không chỉ được dùng như một loại gia vị phổ biến làm tăng thêm sự hấp dẫn choc các món ăn, đông y cho rằng lá cây xương sông còn được dùng như một vị thuốc với những tác dụng hữu hiệu trong điều các bệnh đường hô hấp như trị cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng, tê thấp.

Lá xương sông 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
02966 512 299